Các phần hữu cơ của chất thải rắn đô thị, chất thải rắn thương mại và chất thải rắn công nghiệp là tập hợp của chất thải sinh học. Chất thải sinh học được xác định là chất thải của động vật và thực vật thải ra từ các hộ gia đình, từ thương mại và công nghiệp chế biến thực phẩm. Phần chất thải này chứa một lượng lớn nước và vì vậy phù hợp hơn khi tái chế bằng phương pháp xử lý sinh học công nghiệp, như tạo thành compost hoặc phân rã kỵ khí kết hợp với tạo compost.
Compost là một phân ủ, giúp tăng độ màu mỡ, ngăn ngừa sự ăn mòn đất, giảm lượng hóa chất đưa vào và chặn một số mầm bệnh cho cây trồng. Khí sinh học có thể được sử dụng làm nguồn nhiên liệu để tạo ra năng lượng tái tạo.
Quá trình tái chế hữu cơ chỉ áp dụng cho vật liệu có thể phân hủy sinh học.
Bao bì đã sử dụng có thể được tái chế cùng với dòng chất thải hữu cơ miễn là bao bì đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Khả năng tái chế hữu cơ là thuật ngữ chỉ tính chất bổ sung của bao bì để xác nhận về sự tương thích tổng thể của một vật liệu với các hệ thống sinh học để xử lý chất thải sinh học. Theo tiêu chuẩn này, bao bì có khả năng tái chế hữu cơ nếu nó được tạo thành từ các bộ phận đã được đánh giá chất lượng riêng rẽ là có khả năng tái chế hữu cơ. Theo cách này, việc phân tích bao bì được đơn giản hóa và được truy nguyên đến sự phân tích các bộ phận riêng lẻ. Dưới đây là một vài ví dụ.
Nhà sản xuất vật liệu chất dẻo muốn kiểm tra liệu vật liệu của mình có phù hợp để tái chế hữu cơ bằng cách đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Nhà sản xuất phải tuân theo quy trình nêu trong tiêu chuẩn. Ở giai đoạn đầu tiên (5.1 kiểm soát thành phần), thu thập thông tin về vật liệu. Nhận biết các thành phần và kiểm tra sự có mặt của các chất gây hại, đặc biệt là kim loại quy định. Khả năng phân hủy sinh học được xác định trong các điều kiện phòng thí nghiệm. Khả năng phân hủy sinh học được đánh giá thông qua phép thử qui mô phòng thí nghiệm [tất cả các phần của TCVN 9493 (ISO 14855)]. Phương pháp này mô phỏng các điều kiện môi trường và vi sinh vật của quá trình tạo compost. Từ phép đo hàm lượng CO2 tạo ra dưới các điều kiện này, xác định mức độ chuyển hóa (khoáng hóa) cácbon hữu cơ của vật liệu chất dẻo. Cùng lúc đó, xác định sự phân hủy sinh học của vật liệu đối chứng, xenlulo vi tinh thể. Theo tiêu chuẩn này, sự phân hủy sinh học của vật liệu thử được đo bởi phép thử tạo compost có kiểm soát, ít nhất phải đạt 90 % (phần trăm chuyển hóa cácbon hữu cơ thành CO2) hoặc 90 % mức đạt được của xenlulo tại cùng thời điểm (phân hủy sinh học tương đối), trong thời gian tối đa là sáu tháng.
Một phương pháp khác trong TCVN 9493 (ISO 14855) (tất cả các phần) là có thể sử dụng hai phương pháp xác định khả năng phân hủy sinh học trong môi trường nước: TCVN 11318 (ISO 14851) và TCVN 11319 (ISO 14852). Tiêu chuẩn này áp dụng được trong các trường hợp mà phương pháp tạo compost không phù hợp (mực, xúc tác, chất màu, v.v...).
Sự phân rã vật liệu thử ở dạng vật lý cuối cùng của chúng cần phải được kiểm tra trong quá trình tạo thành compost (các tạp chất nhìn thấy không được chấp nhận với compost thương mại). Vật liệu cơ bản được chuyển hóa thành các mẫu phù hợp, ví dụ sản phẩm bán gia công như màng, tấm hoặc xốp. Mẫu vật liệu thử được trộn cùng với chất thải hữu cơ tươi và cùng tạo thành compost theo ISO 16926 hoặc ISO 20200 hoặc trong một hệ thống tạo compost hoàn chỉnh. Sau 12 tuần, tiến hành sàng compost cuối cùng qua mắt sàng 2 mm. Xác định mức độ phân rã theo tiêu chuẩn này và phải đáp ứng các yêu cầu trong 6.4.
Độ dày của mẫu thử được sử dụng trong phép thử phân rã là rất quan trọng bởi vì độ dày này ấn định độ dày tối đa cho vật liệu bao bì đang nghiên cứu để áp dụng trên thị trường. Tốc độ phân rã thường giảm khi độ dày tăng. Vì vậy, việc thu được kết quả tích cực trong phép thử phân rã cho phép sử dụng vật liệu có độ dày thử hoặc vật liệu có độ dày nhỏ hơn nhưng không bảo đảm sự phân rã nếu sử dụng vật liệu dày lớn hơn.
Compost có kết quả từ phép thử trong ISO 16929 cũng được sử dụng để kiểm tra các ảnh hưởng tiêu cực có thể có của vật liệu thử trong quá trình tạo compost và để thực hiện phân tích chất lượng và thử độc tố. Mẫu compost được trộn với vật liệu thử và chất thải hữu cơ, so sánh với mẫu compost đối chứng, được tạo ra chỉ bằng chất thải hữu cơ, không có vật liệu thử. Tỷ lệ nảy mầm và sản lượng sinh khối cây trồng của compost thử nghiệm phải tối thiểu bằng 90 % compost đối chứng. Đánh giá ảnh hưởng của các mẫu compost đến sự tăng trưởng của cây trồng, sử dụng phương pháp được mô tả trong tiêu chuẩn này, để chỉ rõ vật liệu thử, thời gian phân rã, không thải vào compost các chất gây độc cho cây trồng và môi trường.
Nhà sản xuất giấy muốn kiểm tra liệu vật liệu của mình có phù hợp để tái chế theo tiêu chuẩn này hay không. Ở giai đoạn đầu tiên (5.1 kiểm soát thành phần), thu thập thông tin về vật liệu. Kiểm tra các thành phần, nghĩa là các thành phần được sử dụng để sản xuất vật liệu, được nhận biết và sự có mặt của các chất gây hại cho môi trường, bao gồm cả kim loại quy định.
Bột giấy là vật liệu có nguồn gốc tự nhiên và vì vậy được chấp nhận là có thể phân hủy sinh học mà không cần thử (5.3.2 vật liệu có nguồn gốc tự nhiên).
Để kiểm tra vật liệu thử, ở dạng vật lý cuối cùng, bị phân rã trong chu trình tạo compost, vật liệu thử được đưa vào để tạo compost. Mẫu thử giấy trộn cùng với chất thải hữu cơ tươi và cùng tạo thành compost ở qui mô thí điểm trong một thùng 200 lít ở hàm lượng 1 %. Cuối quá trình, sàng compost thành phẩm qua mắt sàng 2 mm. Các hạt hoặc mảnh nhỏ không khác với compost về màu sắc, kết cấu, kích thước, cảm giác ẩm, và độ sáng/bóng được coi là compost (6.4 sự phân rã). Các hạt không compost > 2 mm được cho là phần không phân rã và sử dụng để xác định mức độ phân rã. Phương pháp xác định trong ISO 16929. Kết quả tích cực thu được trong phép thử phân rã cho phép sử dụng vật liệu có độ dày thử hoặc có độ dày nhỏ hơn nhưng không đảm bảo khả năng tạo compost nếu sử dụng vật liệu dày hơn.
Quá trình tạo compost ở qui mô thí điểm cũng được sử dụng để kiểm tra các ảnh hưởng tiêu cực có thể có của vật liệu thử trong quá trình tạo compost và để tạo compost cần thiết cho phân tích chất lượng và thử độc tố. Mẫu compost được trộn với vật liệu thử và chất thải hữu cơ, so sánh với mẫu compost đối chứng, được tạo ra chỉ bằng chất thải hữu cơ, không có vật liệu thử. Đánh giá ảnh hưởng của các mẫu compost đến sự tăng trưởng của cây trồng, sử dụng phương pháp được mô tả trong tiêu chuẩn này, để chỉ rõ vật liệu thử, thời gian phân rã, không thải các chất compost gây độc cho cây trồng và môi trường.
Cơ sở gia công (nhà sản xuất màng thổi) tạo ra các cuộn màng có sử dụng nguyên liệu chất dẻo (hạt chất dẻo) do nhà sản xuất chất dẻo cung cấp. Nguyên liệu đã được thử theo tiêu chuẩn này và nhận thấy phù hợp để tái chế hữu cơ theo các điều kiện chuyển đổi mẫu thử có độ dày tối đa 80 µm. Các cuộn màng có độ dày ≤ 80 µm không cần thử lại nếu được làm toàn bộ từ vật liệu chất dẻo đã thử.
Cơ sở gia công giấy mua giấy nguyên liệu và sản xuất ra túi. Do nguyên liệu là tự nhiên, không cần cho túi giấy vào thử phân hủy sinh học. Tuy nhiên, vẫn có yêu cầu thực hiện phép thử phân rã (ISO 16929 hoặc ISO 20200, hoặc dưới các điều kiện tạo compost công nghiệp hoàn chỉnh) và đáp ứng các yêu cầu chung cho đặc tính hóa học và chất lượng compost.
Cơ sở gia công (nhà sản xuất bao bì) mua các cuộn màng từ nhà sản xuất màng thổi và tạo ra các túi xách. Cơ sở gia công không cần lặp lại phép thử cho các túi xách để cho thấy khả năng tái chế hữu cơ chừng nào vật liệu gốc được chuyển thành túi xách mà không cho thêm các thành phần phụ hoặc in vào bao bì và độ dày nhỏ hơn 80 µm. Khi cho thêm các thành phần bổ sung hoặc sản phẩm được in thì sau đó yêu cầu phải đánh giá bổ sung.
Nhà sản xuất bao bì mua giấy từ qui trình sản xuất giấy thông thường và sản xuất ra hộp chứa bằng cáctông. Do giấy được biết là có khả năng phân hủy sinh học nên không cần cho hộp chứa vào thử phân hủy sinh học nếu không có thành phần hữu cơ được thêm vào quá 1,0 % khối lượng khô. Tuy nhiên, vẫn có yêu cầu thực hiện phép thử phân rã (ISO 16929 hoặc ISO 20200, hoặc dưới các điều kiện tạo compost công nghiệp hoàn chỉnh) và đáp ứng các yêu cầu chung cho đặc tính hóa học và chất lượng compost.
Bao bì đựng thực phẩm có ngăn chứa và nắp. Cả hai bộ phận này đều phải thử riêng và cho thấy sự tuân theo tiêu chuẩn này. Ngăn chứa có dùng một tấm màng 50 µm và nắp là một tấm màng 15 µm. Cả hai bộ phận bao bì (ngăn chứa và nắp) có thể tái chế hữu cơ. Tuy nhiên, ngăn chứa được làm bằng vật liệu chỉ được thử và chấp nhận ở 40 µm. Vì vậy, bao bì này không có khả năng tái chế. Để có thể tái chế hữu cơ, nhà sản xuất phải giảm độ dày của ngăn chứa xuống nhỏ hơn 40 µm hoặc sử dụng một vật liệu khác mà có thể tái chế ở 50 µm.
Nhà sản xuất bao bì tạo ra một tấm mỏng bằng chất dẻo/giấy. Cả hai vật liệu này đã được thử và cho thấy tuân theo tiêu chuẩn này và sử dụng ở độ dày phù hợp. Tuy nhiên, nhà sản xuất bao bì cho thêm chất phụ gia ở hàm lượng cuối 0,9 % mà không thử trước đó. Bao bì cuối cùng được xem là có thể tái chế trong điều kiện bao bì nhiều lớp mới có khả năng phân rã và chất phụ gia không có độc tố. Không yêu cầu chứng minh khả năng phân hủy sinh học của chất phụ gia bởi vì chất phụ gia được sử dụng ở hàm lượng nhỏ hơn 1 % và không sử dụng chất phụ gia khác (tổng các chất phụ gia sử dụng nhỏ hơn 5 %).
Bao bì đựng thực phẩm có ngăn chứa và nắp. Thử ngăn chứa và cho thấy đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, nắp không thể tái chế hữu cơ. Vì vậy, bao bì không thể tái chế hữu cơ. Tuy nhiên, người tiêu dùng có thể được biết là ngăn chứa có thể tái chế hữu cơ trong điều kiện nắp đã được lấy đi và loại bỏ theo một cách khác.
Rác thải bao bì luôn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Do đó khả năng tái chế của bao bì chính là một trong những bước đi quan trọng trong việc quyết định sự thành công của chiến dịch bảo vệ môi trường hiện nay của các doanh nghiệp sản xuất. Hãy cùng Techpro Print để góp phần trong việc hạn chế sử dụng bao bì nhựa, chung tay vì một Trái đất xanh.
Để biết thêm thông tin về TECHPRO, hãy liên hệ chúng tôi:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TECHPRO
Hotline: 1900 2035
Email: cskh@techpro.com.vn
1900 2035